Untitled
unknown
plain_text
a year ago
13 kB
2
Indexable
Never
1. Rất dễ cảm thấy căng thẳng nếu không có quyền đưa ra quyết định của riêng mình 2. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi vai trò công việc của mình không rõ ràng 3. Rất dễ cảm thấy căng thẳng nếu không thể nhận ra tầm quan trọng / ý nghĩa và giá trị của công việc của mình 4. Rất dễ cảm thấy căng thẳng trong một môi trường không thể phát triển vai trò của mình 5. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi lặp đi lặp lại những công việc đơn giản 6. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi phải làm quá nhiều công việc 7. Rất dễ thấy căng thẳng với việc bận rộn trong quá trình hoàn thành công việc được giao 8. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi phải đảm nhận nhiều công việc hơn bạn dự tính 9. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi được yêu cầu hoàn thành công việc sớm hơn dự kiến 10. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi có quá nhiều việc phải làm 11. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi không phù hợp với công việc 12. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi nội dung công việc được nhận khác so với tưởng tượng 13. Không muốn tham gia vào công việc khi mà bạn không thể bộc lộ hết điểm giỏi của mình ở đó 14. Nếu khả năng của bạn không được sử dụng ngay từ ngày đầu nhận việc, bạn sẽ muốn thay đổi môi trường làm việc 15. Bạn chỉ chọn những công việc mà mình có thể làm hiện tại và những việc không thể làm hoặc không có kinh nghiệm sẽ từ chối 16. Mặc dù môi trường phù hợp nhưng bạn vẫn dễ cảm thấy áp lực khi không thể phát triển bản thân trong quá trình làm 17. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi không thể phát triển bản thân vì không có cơ hội học hỏi và nhận được hướng dẫn 18. Nếu bạn có một công việc phù hợp và mức lương cao, bạn vẫn cảm thấy áp lực khi không được phát triển bản thân ở đó 19. Bạn nghĩ bạn vẫn dành tiền và thời gian để phát triển bản thân mỗi ngày 20. Bạn có thể phát triển bản thân nếu bạn chấp nhận những áp lực và khó khăn 21. Bạn đã từng cảm thấy căng thẳng khi mối quan hệ của bạn và sếp cũ không tốt 22. Bạn đã từng cảm thấy căng thẳng khi mối quan hệ của bạn và ĐỒNG nghiệp không được tốt 23. Thỉnh thoảng bạn phân vân về việc xây dựng mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp 24. Ngoài những vấn đề về công việc bạn không biết phải nói gì với sếp 25. Bạn lo lắng về rất nhiều thứ và nó rất khó để cảm thấy thoải mái khi tham khảo ý kiến sếp về công việc 26. Bạn đã từng căng thẳng khi phải phải thay đổi cách làm việc và những yêu cầu được đặt ra ở chỗ làm 27. Bạn đã từng bị căng thẳng vì những thay đổi lớn của môi trường do sự thay đổi của các phòng ban và cơ cấu tổ chức 28. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi thay đổi công việc và phải thay đổi cách làm việc và suy nghĩ của mình 29. Rất dễ cảm thấy căng thẳng khi bị đặt trong một môi trường văn hóa làm việc khác với môi trường làm việc của mình 30. Bạn sẽ bị căng thẳng nếu như vai trò và kỳ vọng của mình bị thay đổi bởi sếp 31. Khi đối mặt với những điều khó khăn, bạn là kiểu người muốn để mặc nó trong lúc đó rồi tìm cách giải quyết sau 32. Bạn ghét phung phí thời gian cho những việc mà bạn không chắc sẽ đạt được 33. Bạn đã từng nhận được những lời đánh giá giống nhau từ sếp và khách hàng nhưng thường không quan tâm về nó 34. Sẽ tránh được phiền muộn khi để những rối ren sang một bên ít ngày, thời gian sẽ giải quyết tất cả 35. Khi xảy ra vấn đề gì, bạn muốn dành thời gian để giải quyết ngay lập tức hơn là tìm hiểu nguyên nhân 36. Bạn nghĩ trải nghiệm khó khăn và thất bại phụ thuộc vào tư duy và quyết định của bạn 37. Ngay cả khi đã đi đến thỏa hiệp, tôi vẫn tìm kiếm mặt tốt hoặc giải pháp cho tình huống xấu có thể phát sinh 38. Nếu cảm thấy tức giận với một ai đó, hãy nói với bản thân giữ bình tĩnh và tránh các cuộc tranh cãi 39. Bạn là người không lo lắng quá nhiều vì có thể xử lý mọi việc ngay cả những tình huống khó khăn 40. Hãy bình tĩnh và khách quan trong việc xem xét các sự kiện đang diễn ra, đừng đặt cảm xúc và cảm giác của mình lên trước 41. Nếu cảm thấy bất mãn hoặc căng thẳng, có người bên cạnh sẽ hiểu và thông cảm cho bạn 42. Bạn nhận được nhiều lời khuyên đáng tin cậy từ những người bạn của mình 43. Cảm thấy làm phiền đồng nghiệp khi hỏi họ vấn đề mình đang gặp phải nên bạn tự giải quyết nó một mình 44. Bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc thay đổi hành vi của mình dựa trên lời khuyên của người khác 45. Không ngại hỏi đồng nghiệp ngay cả khi đó là vấn đề dễ dàng 46. Bất kể người khác nói gì, những thứ mà tôi cảm thấy được thuyết phục mới là quan trọng 47. Không quan tâm đến phản ứng xung quanh mình nếu bạn nghĩ bạn đúng 48. Khi có sự khác nhau giữa "Tự đánh giá bản thân" và "Đánh giá từ người khác", bạn thường tin vào đánh giá của bản thân 49. Bạn thường tự hỏi rằng tại sao mình không được người khác công nhận 50. Bạn có một chút tự tin khi phỏng vấn người khác, bạn nghĩ mình biết cách nhìn người, có thể đưa ra phán đoán đúng so với mặt bằng chung 51. Đôi khi bạn không hài lòng với đánh giá bản thân của mình 52. Đôi khi bạn nghĩ rằng bạn có thể đạt được nhiều kết quả hơn nếu sếp của bạn là một người khác 53. Bạn thường không đồng ý với hướng dẫn của sếp 54. Bạn thường tự hỏi tại sao mình phải làm điều đó 55. Nếu bạn có ý kiến, ngay cả trong bộ phận mà bạn không thuộc về, bạn nên lập tức trao đổi trực tiếp với bộ phận đó mà không cần thông qua cấp trên của họ 56. Việc cấp trên đưa ra những chỉ thị mà họ không thể làm được thì đó là một cấp trên không tốt 57. Bạn nên kiên định với những gì bạn cho là đúng, ngay cả khi bạn không đồng ý với cấp trên 58. Bạn cố gắng xem xét cẩn thận những chỉ dẫn của sếp trước khi bắt đầu công việc 59. Điều quan trọng nhất là sống theo cách của riêng bạn mà không lo lắng về sự đánh giá của người khác 60. Nhận xét của khách hàng nên được ưu tiên hơn nhận xét của sếp 61. Nếu so sánh giữ “bạn của công ty khác” và “đồng nghiệp trong công ty”, bạn quan tâm mối quan hệ với "bạn ở công ty khác" hơn 62. Cấp dưới cũng có quyền đánh giá cấp trên 63. BẠN không thích môi trường cạnh tranh 64. Động lực tạo ra sự khác biệt trong hiệu quả công việc 65. Vẫn báo cáo cho sếp dù công việc đó diễn ra không tốt 66. Hầu hết các vấn đề trong công việc chỉ có thể được giải quyết bằng cách đối mặt với nó và làm nó 67. Nếu muốn trưởng thành thì cần phải trải qua căng thẳng và áp lực 68. Môi trường làm việc càng ít áp lực và căng thẳng, hiệu suất làm việc của nhân viên càng tăng, tỉ lệ nghỉ việc cũng giảm theo 69. Suy nghĩ về những việc cần làm dựa trên những gì sếp muốn bạn làm 70. Cho dù có nỗ lực làm việc mà nếu kết quả không như ý thì khó có được sự công nhận từ cấp trên 71. Điều quan trọng là làm hết sức mình hơn là kết quả 72. Bạn muốn nghĩ nhiều hơn về “những điều mới sẽ làm tiếp theo” hơn là “suy nghĩ về những gì đã làm" 73. Xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm khi để xảy ra sự cố 74. Đôi khi bạn nghĩ mình có thể năng động hơn nếu được chuyển công tác sang phòng ban khác 75. Đôi khi bạn nghĩ mình có thể năng động hơn nếu thay đổi công việc 76. Trước đây bạn thường cảm thấy kết quả làm việc của mình không được đánh giá đúng, bởi vì môi trường làm việc của công ty khá tệ 77. Đôi khi bạn nghĩ mình không đủ sức để hoàn thành trách nhiệm 78. Khi làm 1 việc mà chưa từng làm trước đó, bạn luôn thận trọng để tránh mắc lỗi 79. Không lo lắng về các thứ tự ưu tiên công việc 80. Bạn không biết cho đến khi bạn thử những thứ mới 81. Cứ làm trước rồi sửa sai sau 82. Nếu mắc lỗi, bạn sẽ ưu tiên cho việc "lần sau phải làm thế nào cho tốt hơn" 83. Thường có những khoảnh khắc bạn tự hỏi về việc phải làm tiếp theo 84. Bạn thích lên kế hoạch cẩn thận và thảo luận kỹ càng, cho dù nó có mất nhiều thời gian hơn so với việc làm thử ngay khi vừa có 1 kế hoạch tạm ổn 85. Bạn sẽ cố gắng làm việc sau khi hài lòng với mọi thứ 86. Không đáng phải hoàn thành công việc sớm hơn dealine 87. Bạn luôn xác nhận thời hạn với sếp của mình 88. Mặc dù quá thời hạn, chất lượng đạt 120% là tốt 89. Bạn thường tự hỏi mình đang làm công việc đó để làm gì 90. Luôn lưu ý về thời hạn khi làm việc 91. Nếu nó là để cải thiện độ chất lượng của kết quả công việc, thì việc hoàn thành trễ là không thể TRÁNH khỏi 92. Công việc sáng tạo sẽ tốt hơn nếu không bị giới hạn thời gian 93. Tôn trọng và ưu tiên nhu cầu của người khác hơn là của bạn 94. Thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc thoả hiệp với những ý kiến bạn không đồng tình 95. Đôi lúc bạn không hiểu ý của người khác trong cuộc họp 96. Bạn không giỏi trong việc khiến người khác nói về ý định thực sự của họ 97. Chiến thắng trong cuộc tranh luận là điều rất quan trọng để bảo vệ lợi ích của bạn 98. Bạn giỏi trong việc trình bày ý định của bản thân 99. Khi được truyền cảm hứng bởi câu chuyện của một ai đó, bạn tích cực nói lên ý kiến và kiến thức của bạn 100. Khi được hỏi một câu hỏi, bạn trả lời rất rõ ràng thay vì mơ hồ 101. Nếu câu chuyện của người nào đó quá cảm tính và thiếu đi tính hợp lý, bạn sẽ yêu cầu họ thay đổi CÁCH suy nghĩ đi 102. Bạn sẽ chỉ ra những vấn đề về luân thường đạo lý ở giữa cuộc trò chuyện của người khác 103. Khi bàn luận về những điều đã biết, bạn đổi chủ đề để tiết kiệm thời gian 104. Bạn cố gắng không giữ mối quan hệ với một người không hiểu cảm xúc của mình 105. Cố thay đổi chủ đề mà bạn không hứng thú khi nói chuyện vì nó rất mất thời gian 106. Thỉnh thoảng bạn bạn vẫn thường chịu đựng và cảm thấy căng thẳng khi phải ở cùng người bạn không thích 107. Vẫn tự tin dù cho sếp không được hợp với bạn cho lắm